Posts

Showing posts from November, 2017

Em!!!

Image
Cứ đến hẹn lại lên, ngoài kia những cơn gió lạnh đã bắt đầu ùa về, kéo theo cái lạnh lẽo của một mùa đông buốt giá. Những chiếc lá đã bắt đầu phải lìa cây, từng hàng cây sau vườn đã trở nên trơ trọi. Đầu ngõ, cuối xóm đã trở nên vắng vẻ hơn, cái mùa này ai cũng muốn ở trong nhà chùm kín cái chăn bông lên mình tìm kiếm sự ấm áp. Thế nhưng, điều tuyệt vời mà Đấng Tạo Hóa ban tặng cho chúng ta đó là những mầm non xanh tươi trổ sinh vào mùa xuân tới ngay sau đó. Đấy là những hồi ức của anh về những mùa đông ở nơi miền quê thân yêu của chúng ta. Em!............. Giờ này, nơi ấy chắc là những cơn gió lạnh đã về rồi phải không em? Chẳng biết mùa đông năm nay có lạnh lắm không? Chẳng biết những cơn gió mùa này có làm em thấy se lòng? Nơi ấy, em còn giữ thói quen thưởng thức một ly sữa nóng mỗi buổi sáng mùa đông không em? Nơi ấy, giờ không có anh. Em biết không, ở nơi này không có những cơn gió lạnh, cũng không có cái lạnh đến tê tái người. Nơi này, không có ai viết những lá thư tình

Tiếng Gọi.

Image
Tiếng Gọi Ta đã yêu con bằng mối tình muôn thuở  Nên đến muôn đời, Ta vẫn dành cho con lòng xót thương Ger 31 Tiếng gọi là một lời mời. Lời mời là một cử chỉ biểu lộ lòng mến yêu . Không thương mến ai thì chẳng bao giờ gọi người đó.           Khi tôi gửi một cánh thư đi là tôi gửi lòng tôi ở đó. Gửi nỗi lòng mình đi thì bao giờ cũng có nhớ nhung, hồi hộp, lo âu. Tôi không viết thư cho gió vì gió không biết tiếng người. Tôi chẳng gửi thư cho mây vì mây không bao giờ đáp trả. Tôi chỉ gửi thư cho người vì chỉ người mới có thể đáp trả lại nỗi lòng tôi. Nhưng người có tự do nên tôi cũng có thể bị chối từ. Tiếng gọi của tôi có thể vang lên khô khan rồi hiu hắt trở về với cõi lòng tôi. Gọi là dấu hiệu đang còn xa nhau. Gọi là muốn lại gần. Có nhiều thứ tiếng gọi. Gọi để cho một tặng vật. Gọi để chung một niềm vui. Gọi để gửi gắm một niềm tin cậy. Nhưng tiếng gọi cao cả nhất, sâu xa nhất là tiếng gọi để theo một người. Gọi để theo một người là tiếng gọi cho tất cả. Chúa đã viết mộ

Ơn Gọi Là Gì?

Image
Ơn Gọi là gì? Ðể trả lời cho vấn đề, trước hết, chúng ta cần nói qua khái niệm về hai chữ "Ơn gọi". Ơn gọi là một tiếng gọi yêu thương của Chúa cho con người từ muôn thuở. Có một bài thánh ca chúng ta thường hát: "Từ muôn đời Chúa đã yêu con, và còn yêu con mãi mãi..." Ðã gọi là tiếng gọi từ muôn thuở, chúng ta không có thể nói rằng, Chúa gọi tôi cách đây mấy năm, hay Chúa vừa gọi tôi, hay tôi chờ xem Chúa có gọi tôi hay không..., nhưng phải nói rằng, Nếu Ngài gọi, Ngài đã gọi tôi từ lâu rồi, từ khi tôi chưa được sinh ra, từ khi chưa có loài người sống trên mặt đất, từ khi chưa có sao trời, rừng sâu và biển cả... Tiếng gọi của Ngài dành cho tôi đã phát xuất từ chính Ngài, vang vọng vào không gian, vào vũ trụ vô hình bằng những làn sóng mắt thường không trông thấy, và Ngài mong một ngày nào đó tôi nghe được tiếng gọi đó. ƠN GỌI THỨ NHẤT: LÀM CON THIÊN CHÚA Thời điểm ơn gọi thứ nhất đến với mỗi người chúng ta có thể mỗi khác: người được rửa tội từ

Thầy và Con.

Image
                                            Thầy: Này con, “Hãy theo Thầy” Này con, hãy theo Thầy Con: Thưa Thầy, lúc này con đang băn khoăn giữa chọn lựa: gia đình, tình cảm và ơn gọi theo Thầy, tất cả như đang gợn sóng trong con. Con phải đi theo hướng nào, chọn con đường nào. Đối với con, tất cả đều quan trọng, cần thiết và hấp dẫn. Con biết đã sống là phải chọn. Con muốn theo Thầy lắm, nhưng con sợ, nhất là xa gia đình – chỗ dựa bình yên của con . Thầy hãy chờ con một thời gian nữa. Thầy: “Cứ yên tâm chính Thầy đây, đừng sợ” (Mt 14, 27) Con: Nhưng Thầy là ai? Thầy: “Hãy đến mà xem” (Ga 1,46) Thế là cuộc hành trình của con và Thầy bắt đầu từ đó. Con: Thầy ơi! Con phải làm gi khi theo Thầy Thầy: “Ai đến với Thầy mà không dứt bỏ cha mẹ, anh em, chịem và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ Thầy được. Ai không vác Thập Giá mình mà đi theo Thầy thì không thể làm môn đệ Thầy được” (Lc 14, 26-27) Con: Vậy là con đã theo Thầy một nửa chặng đường rồ

Một Phút Nghĩ Bố.

Image
N hắc đến người bố, chúng ta thường hay nghĩ đến sự cương trực, đến những đòn roi, đến những lạnh lùng. Dường như hình ảnh người bố đã được mặc nhiên trở thành biểu tượng cho tính uy nghiêm, quy củ và cứng rắn trong gia đình. Khác với mẹ là người lúc nào cũng nhẹ nhàng, chiều chuộng và thỏa mãn hết tất cả những gì ta ước mong, bố cứ luôn tỏ vẻ khó chịu mỗi khi ta vòi vĩ nh điều gì đó. Bố bắt chúng ta phải thế này thế nọ, bố nghiêm nét mặt mỗi khi chúng ta sai. Trong mắt ta, bố chỉ như một con người khô khan, một chướng ngại trong đời sống. Nếu mẹ là vầng trăng dịu ngọt, là nơi ta thường chạy đến để trút bầu tâm sự thì bố thường được ví như ánh mặt trời rực rỡ trên cao, như thể muốn đốt nóng ta, làm ta khó chịu, khiến ta cảm thấy sợ hãi khi đến gần. Ít ai trong chúng ta nhìn thấy đằng sau tất cả những hành xử có nét nghiêm nghị của bố là cả một chân trời vô hạn của tình yêu và hy sinh lặng lẽ. Cả bố và mẹ đều yêu mến con cái mình, nhưng cách thể hiện tình yêu của hai người khác n

Sự Hoàn Hảo Của Đôi Giày.

Image
Một đôi giày của hãng Nike sẽ có giá hơn 2 triệu đồng, của hãng adidas sẽ có giá hơn 1 triệu, của hãng newbalace sẽ có giá hơn 1.5 triệu.  Nhưng một đôi giày được bán ngoài vệ đường chỉ có giá khoảng vài chục đến một trăm nghìn, nhưng khi đưa vào cửa hàng, giá của nó có thể được nâng lên cả trăm. Thế nên bạn được đặt, được sống ở đâu rất quan trọng.  Một đôi giày chỉ có hợp với chân, hợp với ý của người mua mới có thể bán ra. Thế nên gặp nhau, yêu nhau chưa đủ nếu thiếu hiểu nhau. Một đôi giày nếu chỉ có một chiếc, sẽ không bán được, hoặc cho cũng không ai lấy. Do vậy, chiếc còn lại rất quan trọng. Hình ảnh của đôi giày cũng giống như hình ảnh một cặp Vợ Chồng, thiếu đi một chiếc, chiếc còn lại trở nên vô nghĩa . Vợ Chồng cũng vậy, người còn lại rất quan trọng, nên rất cần phải nâng niu và trân trọng.  Một đôi giày, nếu là mẫu cũ- phần lớn đều rẻ. Thế nên làm mới lại kiến thức của bản thân luôn là điều quan trọng.  Một đôi giày tồn kho nhiều năm sẽ chỉ bán được khi hạ giá.