Đừng Sợ Bẻ Ra và Trao Đi Sẽ Hao Hụt.

Đừng Sợ Bẻ Ra và Trao Đi Sẽ Hư Hụt


Nếu 5 chiếc bánh không bẻ ra thì vẫn chỉ là 5 chiếc bánh.
Hãy nhìn đến biết bao người đang cần bánh:


  1. Bánh mì
  2. Bánh sự thật 
  3. Bánh tình yêu
  4. Bánh cảm thông
  5. Bánh tha thứ


        Tin mừng Chúa Nhật XVI - TN nói đến dụ ngôn Chúa Giêsu hóa năm chiếc bánh và 2 con cá ra nhiều để nuôi đám đông dân chúng. Hẳn rằng ai trong chúng ta cũng sẽ đối diện với một hoặc một vài sự thiếu thốn trong một vài hoàn cảnh nào đó: có thể bạn sẽ không đói bánh mì, nhưng bạn sẽ đói về tình yêu, bạn không đói về tình yêu nhưng lại đói về cảm thông hoặc dẫu bạn không đói về cảm thông nhưng bạn đói khát cần được tha thứ. 
Tôi xin chia sẻ một kinh nghiệm về sự đói khát của tôi: cách đây 2 tuần trước (10.7.2018) khi tôi đi chia sẻ Lời Chúa với Hội Khuyết Tật Lạng Sơn, tôi gặp một chị gặp khó khăn trong vấn đề di chuyển (chị bị cụt một chân), tôi đến chào chị và cuộc trò chuyện diễn ra như sau:

Tôi(T): Em chào chị, cuộc sống của chị có gì mới không ?
Chị(C): Dạ chào Thầy, cuộc sống của con vẫn bình thường thầy ạ. Con phó thác mọi sự cho Chúa nên có Chúa đỡ nâng con.
T: Dạ vậy tốt quá.
C: Dạ, còn thầy thế nào ?
T: Tôi trầm ngâm một lúc với giọng điềm tĩnh đáp lại: dạ cũng có lúc bình an, cũng có những khi có nhiều khó khăn và thỉnh thoảng chán nản lắm chị ạ, muốn bỏ cuộc chị ạ. 
C: Cố lên Thầy, lo lắng cũng không được gì đâu. Ngay cả tóc của Thầy trên đầu Chúa cũng đã đếm cả rồi.
Chị cầm tay tôi và tiếp lời: có Chúa gìn giữ nên Thầy cứ yên tâm.
T: Dạ em cám ơn Chị, cầu nguyện cho nhau chị nhé. 
C: Dạ vâng, con sẽ cầu nguyện cho Thầy. 

Không quá khó để nhận ra cơn đói của tôi trong cuộc trò chuyện này: Tôi đói...tôi đói về sự cảm thông và cần được sự chia sẻ. 
Trước khi tôi chia sẻ với chị, bản thân tôi như một cái cây mới lên mầm giữ mùa hè với những cơn nắng, khô hạn và thiếu nước...nhưng rồi cơn mưa rào đến với tôi, tưới mát cuộc sống của tôi. Và tôi...được thỏa cơn khát trong tâm hồn. 

Đọc lại đoạn Tin Mừng và suy ngẫm: dân chúng đi theo người rất đông, và người chữa lành nhiều người đau bệnh và làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi sống những ai đi theo Người. Dân Do Thái thời Chúa Giê Su không chỉ đói về bánh mì mà còn khát về sự chữa lành. Với ý tưởng này: tôi muốn gợi đặt ra 2 gợi ý: Tại sao dân Do Thái lại theo Chúa Giêsu (Why people followed Him?) Tại sao nhiều người lại tin vào lời của Chúa? (Why people believed in His words?) Và tại sao Chúa lại chữa lành họ? (Why Lord healed them?). 

·     Thưa bởi Ngài là Đấng xót thương, là suối nguồn của lòng trông cậy, là cỗi rễ của niềm tin, Ngài luôn đứng phía sau dõi theo bước chân của chúng ta. Ngài luôn thấy những khó khăn, những thiếu thốn về vật chất hay tinh thần; Ngài biết và Ngài lo lắng cho chúng ta. Nói đến đây tôi nhớ đến đoạn tin mừng: Mẻ cá lạ Chúa Giê su đã làm sau khi Ngài từ cõi chết chỗi dậy: các môn đệ đang sầu khổ vì cả đêm không bắt được gì, và cũng đang chán nản bởi Thầy của mình bấy lâu nay theo Thầy, ở bên Thầy, học cùng Thầy, rao giảng cùng Thầy nhưng giờ đây Thầy đã chết. Phải chăng cái chết của Thầy là một sự thất bại? Nhưng Chúa Giê su đã sống lại, Ngài đã đến cùng các môn đệ, ban tặng cho các ông một mẻ lưới đầy cá; Vì Ngài đã phục sinh, đã mặc lấy thân xác mới, tâm hồn mới và Ngài vẫn đứng đó, đứng ngay sát và sau lưng, Ngài biết những lo lắng, những bận tâm, những khó khăn của các môn đệ và sưởi ấm tâm hồn các ông, sưởi ấm con tim của các Môn đệ xung quanh ngọn lửa hồng và những con cá mới bắt được. 
 
Chúng ta có thể chưa tin vào Ngài, nhưng Ngài luôn luôn tin tưởng vào chúng ta (Could we do not believe in Him, but Him always believe in us). Tôi muốn mượn hình ảnh 2 con cá mà Chúa đã làm phép lạ: Cá của sự ở lại với Chúa và Cá của sự tín thác. Trong tin mừng sẽ không khó để tìm thấy hình ảnh Chúa Giêsu  nói với các môn đệ: anh em hãy ở lại trong tình yêu của thầy (Ga 15, 9) ), hỡi tất cả những ai mang gánh nặng nề hãy đến và ở lại cùng ta, ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi. Làm sao chúng ta có thể ở lại với Thiên Chúa ? Thiết nghĩ bằng đời sống cầu nguyện là con đường giúp chúng ta ở lại với Thiên Chúa.
Ø  Vậy sự ở lại với Thiên Chúa có quan trọng không? Thưa rằng rất quan trọng, mời chúng ta quay lại với khung cảnh các môn đệ của Chúa Giê su, các môn đệ có rất nhiều công việc nào là theo Chúa đi rao giảng, chuẩn bị bữa tiệc ly cho Chúa, theo Ngài vào thành Giêrusalem, hay như Gioan theo sau bước ngài lên đồi Canvê, rao giảng tin mừng Phục Sinh. Nhưng thiết nghĩ rằng: ở lại với Chúa Giê su là công việc đầu tiên và quan trọng nhất. Ở lại để học biết cách Ngài sống, ở lại để xem cách Ngài rao giảng, cách Ngài đã chữa lành các bệnh nhân, ở lại để học với Ngài đời sống cầu nguyện và ở lại trước khi có thể ra đi.
Bên cạnh đó là Cá của sự tín thác: tôi muốn quay lại với hình câu chuyện các môn đệ đã bắt được mẻ cá lạ: chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá với thầy dù ở đó rất nguy hiểm, nên phải có lòng can đảm và tín thác. Hãy cộng tác với Thầy bằng sự tin tưởng vì Ơn ta đủ cho con (2Cr 12, 9) và nếu vẫn còn sự nghi hoặc hãy nghĩ đến lời Thầy: Cứ yên tâm chính Thầy đây, đừng sợ (Mt 14, 27).
Vì vậy, Năm chiếc bánh mà tin mừng mời gọi chúng ta rằng: đừng lo chúng ta không có bánh…Chỉ cần chúng ta dám bẻ đôi những gì chúng có thì mọi người sẽ được no nê.

Nguyện ân sủng và sức mạnh của Thiên Chúa luôn đồng hành với mỗi người chúng ta.


 28.7.2018 - Joseph Nguyễn Lê Thế Vương


Comments

Popular posts from this blog

Đi Tu - Lời Dâng Hiến Hay Lời Đáp Trả?

Tiếng Gọi.

Thẹo Cuộc Sống.

MIỄN LÀM SAO

Em!!!

Một Phút Nghĩ Bố.

Đi Tu Có Gì Mà Ăn?

MÁ - Lời Tốt & Lời Xấu

Ba Má Ơi, Trời Còn Lạnh Không?